Sự cai trị của Trung Hoa Thời_kỳ_Bắc_thuộc_lần_thứ_ba

Thời Tùy

Về danh nghĩa, Giao Châu cũng như các quận khác của nhà Tùy, trực tiếp phụ thuộc chính quyền trung ương. Nhưng trên thực tế, như lời thú nhận của vua Tùy Văn Đế, châu Giao chỉ là đất "ràng buộc lỏng lẻo"[1].

Cuối thời nhà Tùy, do loạn lạc, các quan cai trị ở Giao Châu cũng cát cứ ly khai với chính quyền trung ương. Khi Tùy Dạng Đế chết, Thái thú Khâu Hòa không biết. Khâu Hòa bóc lột nhân dân địa phương rất nặng, nhà cửa giàu có ngang với vương giả[1].

Thái thú Cửu Chân là Lê Ngọc (vợ là người Việt) cùng các con xây thành lũy kháng cự nhà Đường mới thay nhà Tùy. Sau Khâu Hòa, tới năm 622, Lê Ngọc cùng Thái thú Nhật Nam là Lý Giáo cũng quy phục nhà Đường.

Thời Đường

Nhà Đường coi An Nam là một trọng trấn và tăng cường bóc lột rất nặng dưới nhiều hình thức. Hằng năm các châu quận ở đây phải cống nạp nhiều sản vật quý (ngà voi, đồi mồi, lông trả, da cá, trầm hương, vàng, bạc...) và sản phẩm thủ công nghiệp (lụa, , sa, the, đồ mây, bạch lạp...).

Ngoài việc cống nạp, người Việt Nam phải nộp nhiều loại thuế mới. Có nhiều loại thuế mà chính sử nhà Đường phải thừa nhận rằng các quan lại ở An Nam đã đánh thuế rất nặng[2]. Riêng thuế muối ở Lĩnh Nam hàng năm bằng 40 vạn quan tiền. Ngoài thuế muối và gạo, còn phải nộp thuế đay, gai, bông và nhiều thuế "ngoại suất" (thuế đánh 2 lần). Nhà Đường dựa vào tài sản chia làm ba loại thuế:

  1. Thượng hộ nộp 1 thạch 2 đấu
  2. Thứ hộ nộp 8 đấu
  3. Hạ hộ nộp 6 đấu

Các hộ vùng thiểu số nộp 1/2 số quy định trên. Song có những quan lại nhà Đường vẫn bắt người thiểu số nộp toàn bộ số thuế như các dân cư ở đồng bằng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phản kháng của người Việt, mà vụ chống thuế điển hình là Lý Tự TiênĐinh Kiến chống lại Lưu Diên Hựu năm 687.

Sử nhà Đường ghi nhận không ít các quan lại đô hộ vơ vét của cải của người Việt để làm giàu và chạy chức, thăng tiến. Cao Chính Bình "phú liễm nặng", Lý Trác "tham lam ăn hối lộ, phú thuế bạo ngược", bắt người dân miền núi phải đổi một con trâu chỉ để lấy được 1 đấu muối; Lý Tượng Cổ "tham túng, bất kể luật pháp"...[2]

Để củng cố sự cai trị, nhà Đường tăng cường xây cất thành trì và quân phòng thủ ở Tống Bình, châu Hoan, châu Ái. Trong phủ thành đô hộ Tống Bình, thường xuyên có 4.200 quân đồn trú. Ở vùng biên giới phía tây bắc như miền Lâm Tây, Lân, Đăng hằng năm có 6.000 quân trấn giữ gọi là quân "phòng đông" (phòng giữ vào mùa khô) để chống sự xâm lấn của nước Nam Chiếu. Thời gian đầu, nhà Đường chỉ dùng quân trưng tập từ phương bắc sang làm quân "phòng đông", nhưng từ thời Đường Trung Tông[3] buộc phải dùng cả quân người Việt xen lẫn.

Liên quan